HIỂU VỀ LCL VÀ FCL. PHÂN BIỆT HÀNG GHÉP CONTAINER VÀ HÀNG NGUYÊN CONTAINER

HIỂU VỀ LCL VÀ FCL. PHÂN BIỆT HÀNG GHÉP CONTAINER VÀ HÀNG NGUYÊN CONTAINER

Khi chúng ta cần nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa thì việc lựa chọn một phương thức vận chuyển phù hợp với lượng hàng của mình có, vậy hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cùng NTH EXPRESS về hai phương thức vận chuyển container FCL và LCL có ưu và nhược điểm gì?

I. Phân biệt hàng FCL và LCL

FCL(Full container load) là những lô hàng của người gửi hàng có khối lượng tương đối lớn và phải xếp trong một hoặc nhiều container.

LCL(Less than container load) là những lô hàng có khối lượng nhỏ, không đủ đóng một container, khi đó sẽ cần phải ghép nhiều lô hàng nhỏ vào cùng một container hay còn được biết đến tại Việt Nam hiện nay là phương thức ghép cont chính ngạch.

Mỗi phương thức vận chuyển sẽ đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu kinh doanh và khả năng lưu giữ hàng tồn kho mà khách hàng chọn lựa phương thức vận chuyển phù hợp.

II. Vậy làm thế nào để lựa chọn được phương thức vận chuyển phù hợp với mặt hàng của bạn. Sau đây sẽ là bảng so sánh giúp bạn lựa chọn giứa FCL và LCL.

Có rất nhiều yếu tố mà người gửi hàng cần cân nhắc khi vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa. Có nhiều điều cần xem xét ngoài khối lượng và kích thước của lô hàng khi quyết đinh sử dụng FCL hoặc LCL. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bảng dưới đây để đưa qua quyết định hợp lý nhất.

LCL FCL
Kích thước
của lô hàng
  • Nó có thể sử dụng cho các lô hàng
    ít nhất 2.5 hoặc ít hơn mặc dù khối
    lượng tính phí tối thiểu là 15 .
  • LCL là lý tưởng cho các lô hàng
    có khối lượng nhỏ hơn 15
  • Bất kỳ chuyến hàng nào cũng
    có thể sử dụng thỏa thuận FCL, bất kể khối
    lượng. Tuy nhiên, nên cân nhắc đặt một
    container đầy đủ nếu tổng không gian
    lớn hơn 15 trở lên.
  • Dưới đây là một số kích thước container
    phổ biến nhất cho các lô hàng FCL cũng
    như sức chứa gần đúng của chúng:
  • 20’ ~ 33
  • 40’ ~ 67.5
  • 40’HQ ~ 76
Trọng lượng
của lô hàng
  • Trọng lượng tối đa của mỗi tùy vào
    từng đường đi sẽ quy đổi
    trọng lượng tối đa như sau:
  • Đường hàng không: 1 ~167kg
  • Đường bộ: 1 ~333kg
  • Đường biển: 1 ~1000kg

 

  • Mỗi kích thước container có một trọng
    lượng tối đa cho phép khác nhau, trọng
    lượng này luôn được niêm yết trên
    container để làm tài liệu tham khảo.
    Đây là trọng tải tối đa
    cho các kích thước
    thùng hàng cơ bản:
  • 20’ ~ 18.6 tấn
  • 40’ và 40’HC ~ 28.6 tấn
  • Sau khi vượt quá trọng lượng tối đa,
    người gửi hàng phải chuyển phần còn
    lại của hàng hóa sang một container
    khác.
Quy trình
nghiệp vụ
  • Nhận hàng tại kho nội địa.
  • Nhà vận chuyển đứng ra làm giấy tờ
    xuất nhập khẩu.
  • Xếp hàng vào container
  • Chủ hàng đóng hàng vào container tại
    kho riêng. Container sẽ được niêm
    phong kẹp chì.
  • Tùy vào lựa chọn phương thức
    vận chuyển đã ký trong hợp đồng để
    giao nhận hàng.
Trách nhiệm
các bên
  • Nhận hàng tại kho
  • Nhà vận chuyển nhận hoặc làm
    các thủ tục chứng từ cần thiết.
  • Nhà vận chuyển chịu các chi phí
    bảo quản, xếp container, kho bãi.
  • Giao hàng cho người nhận
    có mã vận đơn hợp pháp
    và thu mã vận đơn
  • Nhà vận chuyển chịu chi phí
    xếp dỡ container
  • Nhận đầy đủ giấy tờ theo hợp đồng
    vận chuyển đã ký.
  • Thuê container và các hãng tàu.
  • Nhà vận chuyển xử lý các giấy tờ
    xuất khẩu ở các cảng.
  • Tùy vào hợp đồng vận chuyển thì có
    thể để thực hiện các bước đóng
    và vận chuyển hàng hóa.
  • Niêm phong kẹp chì
Trách nhiệm
của người
nhận hàng
  • Xin giấy phép nhập khẩu và làm
    thủ tục hải quan cho lô hàng nhập.
  • Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người
    gom hàng hoặc đại diện của họ để
    nhận hàng
  • Thanh toán cước phí
    nếu là cước trả sau.

 

  • Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục
    hải quan cho lô hàng.
  • Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người
    chuyên chở.
  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài
    của container so với vận đơn.
  • Nhanh chóng rút hàng ra khỏi containe
    r tại kho để hoàn trả container rỗng
    cho người chuyên chở.
  • Chịu chi phí liên quan đến việc làm
    trên.

III. FCL hay LCL rẻ hơn?

Xem qua sự khác biệt giữa FCL và LCL có thể khiến bạn choáng ngợp, và với tư cách là người mua, câu hỏi thông thường là phương pháp nào trong hai phương pháp rẻ hơn?

Không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này, vì có một số yếu tố cần được xem xét. Những cân nhắc chính là khối lượng lô hàng, tuyến đường, thời hạn và chi phí.

Trong khi LCL cho phép người mua vận chuyển với khối lượng thấp hơn cho các lô hàng của họ, thì cước phí, bao gồm cả phí địa phương thường cao hơn FCL, khi so sánh giá trên mỗi .

Tuy nhiên với kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng nhập khẩu bằng phương pháp LCL(phương pháp ghép cont chính ngạch) 2 năm công ty Vận Chuyển Toàn Cầu NTH EXPRESS cam kết xử lý các đơn hàng hiệu quả nhanh chóng nhất, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của quý khách hàng. Đảm bảo hàng về tới Việt Nam chỉ sau 2 đến 5 ngày nhận hàng tại kho nội địa của công ty.

Ngoài ra chúng tôi vẫn đang tiếp tục các dịch vụ của hơn 200 quốc gia như: Mỹ, Úc, Canada, Malaysia….. với đa dạng hàng hóa nhé! 
𝐂𝐇𝐔́𝐍𝐆 𝐓𝐎̂𝐈 𝐕𝐀̂̃𝐍 𝐋𝐔𝐎̂𝐍 𝐂𝐀𝐌 𝐊𝐄̂́𝐓:
💯 Đ𝐀̉𝐌 𝐁𝐀̉𝐎 – 𝐔𝐘 𝐓𝐈́𝐍 – 𝐂𝐇𝐀̂́𝐓 𝐋𝐔̛𝐎̛̣𝐍𝐆 – 𝐍𝐇𝐈𝐄̣̂𝐓 𝐓𝐈̀𝐍𝐇
✔️ Đảm bảo về chất lượng và đền bù hàng hóa.
✔️ Đóng hàng miễn phí không cần phải đi đâu xa.
✔️ Giảm tối đa thuế.
✔️ Cung cấp số tracking để tiện theo dõi hàng hóa.
☘ Đảm bảo thực hiện 5K công tác chống dịch an toàn.
𝐍𝐓𝐇 𝐄𝐗𝐏𝐑𝐄𝐒𝐒 𝐂𝐎., 𝐋𝐓𝐃
𝐀𝐝𝐝: 𝟖𝟒𝟑/𝟐𝟓 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞𝐧 𝐊𝐢𝐞𝐦 𝐒𝐭, 𝐖𝐚𝐫𝐝 𝟑, 𝐆𝐨 𝐕𝐚𝐩 𝐃𝐢𝐬𝐭𝐫𝐢𝐜𝐭, 𝐇𝐂𝐌𝐂
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞:
  • Mr Thanh 𝟎𝟑𝟔𝟑.𝟖𝟔𝟑.𝟖𝟕𝟎 (zalo, viber)
  • Ms Hằng 0936.343.705 (zalo, viber)